THANH NGHỊ

THANH NGHỊ

THANH NGHỊ

Thanh Nghị tên thật là Hoàng Trọng Quy, còn Thanh Nghị là bút danh ông thường dùng. Hoàng Trọng Quy sinh năm 1917 tại Hương Thủy – Thừa Thiên – Huế trong một gia đình khoa bảng quan lại nghèo. Cụ thân sinh ra ông là Hoàng Trọng Đàn – “dân Tây học” như báo chí thời đó thường viết.

Lên 6 tuổi, ông học theo chương trình giáo dục của Pháp. Ngoài học ở trường, ông còn học chữ Nho theo chế độ hàm thụ. Là người “sáng dạ”, thông minh, mới học được 6 tháng, ông đã đọc được Tam Quốc Chí và báo chí tiếng Trung.

Sau khi tốt nghiệp tú tài phần I (16 tuổi), ông rời quê hương vào Sài Gòn vừa kiếm sống, vừa học thêm, mà tự học là chủ yếu; học qua sách báo, qua tự điển, qua công việc và bạn bè v.v…

23 tuổi, ông với bút danh Thanh Nghị tham gia phụ trách tạp chí Trong khuê phòng – một tạp chí của những cây bút có tên tuổi như: Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Xuân Diệu, Thúc Tề, Trần Thanh Địch v.v… Đồng thời ông làm trợ bút cho tờ ASIE NOUVELLE. 

Ngày 01/09/1939 chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ, Mặt trận dân chủ bị thực dân Pháp thẳng tay đàn áp. Tạp chí Trong khuê phòng cũng như nhiều tạp chí, nhiều tờ báo tiến bộ khác đều bị đóng cửa.

Sau khi tạp chí Trong khuê phòng bị cấm phát hành, ông cùng em trai là Hoàng Trọng Miên ra tờ Người mới – một tờ báo khá hấp dẫn bạn đọc thời đó. Báo bán rất chạy và thu lời khá, giúp ông có vốn để tổ chức một xưởng in riêng và sắm các phương tiện chuyên sâu để chuyển sang nghề biên soạn và in ấn tự điển.

Ngày 09/03/1945, Nhật hất cẳng Pháp. Tình hình xã hội bất ổn, ông mang cả gia đình ra Vũng Tàu lánh nạn và tranh thủ học thêm chữ Hán. Tháng 06/1945, theo Lời kêu gọi của Mặt trận Việt Minh, được đồng nghiệp báo chí giúp đỡ, ông trở về Sài Gòn và được gặp đồng chí Trần Văn Giàu – Bí thư Xứ ủy Nam Kỳ và được phân công tham gia giành chính quyền ở Sài Gòn – Chợ Lớn.

Vừa giành được chính quyền ít ngày thì Thanh Nghị được điều ra công tác tại Liên khu IV. Cuối năm 1946, ông được tổ chức điều trở lại Sài Gòn để hoạt động bí mật.

Vốn có sẵn nhà in riêng và các phương tiện chuyên môn cần thiết cho việc biên soạn và in ấn tự điển, ông từ một nhà văn, nhà báo trở thành nhà “tự điển học”.

Công việc được tiến hành thuận lợi; nhiều cuốn tự điển được xuất xưởng như: “Việt Nam tân tự điển minh họa”; “Pháp – Việt tân tự điển minh họa”; Anh – Việt tự điển”, “Việt – Anh tự điển”, “Việt – Pháp tự điển” v.v… 

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết vào ngày 20/07/1954. Ông được phân công ở lại miền Nam và tiếp tục các công việc cũ.

Song công việc không suôn sẻ. Chính năm 1960 ông cùng nhiều đồng chí trong nhóm bị bắt giam cùng toàn bộ sách báo đã và đang in. Ra tù, cuộc sống khó khăn, máy móc nhà in phải bán dần để mưu sinh. Ông cùng cả nhóm mất liên lạc với tổ chức.

Với kiến thức và kinh nghiệm vốn có, ông đã cùng tiểu ban giúp Ủy ban Trung ương Mặt trận đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng nền văn hóa mới và con người mới, vận động nhân dân thực hiện nếp sống mới, đấu tranh chống các hiện tượng tiêu cực trong đời sống văn hóa – xã hội, xóa bỏ hủ tục và các tệ nạn xã hội.

Về mặt chính quyền, ông được bổ nhiệm làm Giám đốc Thư viện khoa học kỹ thuật Trung ương (khu vực II). Dựa vào những gì đã tích lũy và ghi chú trong những năm tháng ở chiến khu, ông viết cuốn Hồi ký khoảng 400 trang.

Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã gặp gỡ, động viên khuyến khích và giao cho ông phụ trách kỹ thuật in ấn bộ sách quan trọng này. Để hoàn thành nhiệm vụ mà Thủ tướng tin tưởng giao phó, ông đã hai lần sang Pháp gặp bà con, bạn bè và các tổ chức trước đây đã từng cộng tác để tìm kiếm sự giúp đỡ.

Sau chuyến sang Pháp lần thứ hai, ông lâm bệnh nặng và đột ngột qua đời vào ngày 29/ 4/1988.

  • Các tác phẩm:
  • Việt Nam tân tự điển minh họa (1964)
  • Pháp – Việt tân tự điển minh họa
  • Anh – Việt tự điển
  • Việt – Anh tự điển
  • Việt – Pháp tự điển
  • Từ điển Việt Nam
  • Pháp - Việt tiểu từ điển (1949)
  • Việt Nam tân từ điển (1951)
  • Anh - Việt - Pháp từ điển (1959)
  • Tháng ngày tôi sống chung với những người cộng sản (1989)

TỪ ĐIỂN VIỆT NAM

Ấn phẩm “Từ điển Việt Nam” của tác giả Thanh Nghị được nhà xuất bản Thời Thế ấn hành năm 1958. Ấn bản đang được lưu giữ ở Quán sách Mùa Thu có tình trạng rất tốt, bìa gốc, lõi sách rất đẹp. Sách rất dày và chắc chắn. Ấn phẩm “Từ điển Việt Nam” có những đặc điểm sau:  Rất nhiều danh từ mới về các ngành kinh tế, chính trị, y học, thiên văn, khoa học… đã dùng trên các mặt báo chí, sách vở được thêm vào mà các từ điển đã xuất bản trước đó không có.  Định nghĩa danh từ theo một quan điểm...
0972 873 962