SIR WINSTON LEONARD SPENCER - CHURCHILL

SIR WINSTON LEONARD SPENCER - CHURCHILL

SIR WINSTON LEONARD SPENCER - CHURCHILL

Sir Winston Leonard Spencer-Churchill (30/11/1874 - 24/01/1965) là một nhà chính trị người Anh, nổi tiếng nhất với cương vị Thủ tướng Anh trong thời Chiến tranh thế giới thứ hai. Ông từng là một người lính, nhà báo, tác giả, họa sĩ và chính trị gia. Churchill, nói chung, được coi là một trong những nhà lãnh đạo quan trọng nhất trong lịch sử Anh. Ông là Thủ tướng Anh duy nhất nhận giải Nobel Văn học và là người đầu tiên được công nhận là Công dân danh dự Hoa Kỳ.

Winston Churchill sinh tại Lâu đài Blenheim ở Woodstock, Oxfordshire; ông đã ra đời sớm hơn dự kiến khi mẹ ông đang tham gia một buổi khiêu vũ. Như thói thường đối với những cậu bé con nhà thượng lưu thời buổi ấy, hầu như trong cả thời thơ ấu ông học tại các trường nội trú. Ông tham dự kỳ thi vào Trường Harrow, được nhận vào trường nhưng bị xếp vào lớp cuối nơi dạy chủ yếu môn tiếng Anh, môn ông học rất giỏi.

Ông hăng hái nối bước nghề nghiệp của cha nhưng luôn có khoảng cách trong quan hệ với cha mình. Tuổi thơ cô đơn một mình đã ghi dấu ấn lên cả cuộc đời ông. Mặt khác, khi còn nhỏ ông rất gần gũi với vú nuôi là Elizabeth Anne Everest (người được gọi là vú em), ông đã rất buồn khi bà mất ngày 03/07/1895. Ông trả tiền hỏa táng và làm bia mộ cho bà tại nghĩa trang thành phố Luân Đôn.

Tại trường Harrow, Churchill có kết quả học tập kém và thường xuyên bị phạt vì làm bài không tốt và thiếu nỗ lực. Bản tính của ông là độc lập và nổi loạn, ông không thể học tập được các môn lý thuyết, thi trượt nhiều môn và ông đã từ chối học các môn kinh điển (như tiếng Latin và tiếng Hy Lạp cổ). Dù vậy, ông chứng tỏ khả năng xuất sắc của mình trong những lĩnh vực như toán học và lịch sử, đối với hai môn này ông luôn đứng đầu lớp.

Churchill đã theo học tại Học viện Quân sự Hoàng gia Sandhurst. Năm 20 tuổi, ngay sau khi tốt nghiệp, ông gia nhập quân đội với quân hàm Trung uý thuộc trung đoàn kỵ binh hạng nhẹ. Khi tới Ấn Độ, Churchill bị trật khớp tay. Cánh tay này đã gây nhiều vấn đề cho ông trong những năm về sau, đôi khi nó lại rời ra khỏi khớp.

Năm 1895 ông được cử tới Cuba để quan sát các trận đánh của người Tây Ban Nha chống lại du kích người Cuba. Churchill cũng được uỷ quyền viết về cuộc xung đột đó cho tờ báo Daily Graphic. Với niềm hứng khởi, Churchill lần đầu tiên lao vào lửa đạn đúng ngày sinh lần thứ hai mươi mốt của mình. Năm 1897 Churchill muốn tới quan sát Chiến tranh Hy Lạp - Thổ Nhĩ Kỳ nhưng cuộc xung đột này đã hoàn toàn chấm dứt trước khi ông tới nơi. Sau đó ông tiếp tục rời nơi đó quay về Anh trước khi nghe thông tin về cuộc nổi dậy Pathan ở Biên giới tây bắc và nhanh chóng trở về Ấn Độ để tham gia vào chiến dịch dẹp yên nó.

Ông cũng viết những bài báo cho tờ The Pioneer và The Daily Telegraph với giá 5 bảng Anh một bài. Tới tháng 10 năm 1897 Churchill quay về Anh và cuốn sách đầu tiên của ông, "Câu chuyện của Lực lượng hành quân Malakand", được xuất bản vào tháng 12.

Ông làm việc với tư cách phóng viên cho tờ Morning Post, với mức thù lao 15 bảng Anh cho một bài báo. Tới tháng 10 năm 1898 ông đã quay về Anh và bắt đầu viết cuốn sách hai tập The River War, được xuất bản vào năm sau đó.

Năm 1899 Churchill rời quân ngũ và quyết định theo nghiệp chính trị. Ông ra tranh cử và về thứ ba (chỉ bầu ra hai ghế), và không trúng cử.

Ngày 12/10/1899 Chiến tranh Boer thứ hai giữa Anh và những người African bùng nổ ở Nam Phi. Churchill được cử làm phóng viên chiến tranh cho tờ Morning Post, nhận lương 250 bảng Anh một tháng trong bốn tháng.

Hai cuốn sách của Churchill về chiến tranh Boer, "Từ London tới Ladysmith qua Pretoria" và "Cuộc hành quân của Ian Hamilton", được xuất bản vào tháng 5 và tháng 10 năm 1900.

Sau khi trở về từ Nam Phi, một lần nữa Churchill lại ra ứng cử với tư cách ứng cử viên Đảng bảo thủ ở Oldham. Ông trúng cử, nhưng lại không tham gia cuộc họp khai mạc nghị viện.

Từ 1903 đến 1905, Churchill cũng bắt tay vào viết cuốn "Sir Randolph Churchill", một cuốn tiểu sử hai tập về cha mình, ra mắt vào năm 1906 và được đón nhận như một kiệt tác.

Vào tháng 10 năm 1922, Churchill phải mổ ruột thừa.

Năm 1963, Tổng thống Mỹ John F. Kennedy đã trao tặng giải Công Dân Danh Dự Hoa Kỳ cho Churchill. Vì già yếu, Churchill không dự được buổi lễ ở Nhà Trắng, con và cháu ông thay mặt nhận giải. Churchill sống trong âm thầm những năm cuối cuộc đời. Ông và người con trai (Randolph Churchill) không hàn gắn được mối liên hệ khúc mắc giữa hai người. Con gái trưởng là Diana tự vẫn vào mùa thu 1963; con gái thứ Sarah ngày càng nghiện rượu hơn. Trong lễ thượng thọ 91 tuổi của ông vào tháng 11 năm 1964, ông đứng trước cửa sổ nhà số 28 Cửa Hyde Park (Luân Đôn) cho phóng viên chụp ảnh. Ông trông già nua và thiểu não.

Ngày 15/01/1965, Churchill một lần nữa bị tắc nghẽn mạch máu não và mê man. Ông mất tại tư gia chín ngày sau đó, vào lúc sau 8 giờ sáng ngày 24/01/1965, hưởng thọ 92 tuổi.

 

  • Các tác phẩm:
  • Phi hư cấu:
  • The Story of the Malakand Field Force (Câu chuyện về lực lượng dã chiến Malakand, 1898), ghi chép
  • The River War (Chiến tranh trên sông, 1899), ghi chép
  • London to Ladysmith via Pretoria (London đến Ladysmith qua Pretoria, 1900), ghi chép
  • Ian Hamilton's March (Tháng 3 của Ian Hamilton, 1900), ghi chép
  • Lord Randolph Churchill (Ngài Randolph Churchill, 1906), tiểu sử 2 tập
  • My African Journey (Hành trình châu Phi của tôi, 1908)
  • The World Crisis (Khủng hoảng thế giới, 1923 - 1931), bộ tự truyện 6 tập
  • 1911–1914 (1923)
  • 1915 (1923)
  • 1916–1918, part 1 (1927)
  • 1916–1918, part 2 (1927)
  • The Aftermath (Hậu quả, 1929)
  • The Eastern Front (Mặt trận phía Đông, 1931)
  • My Early Life (Cuộc sống sớm của tôi, 1930), tự truyện
  • Thoughts and Adventures (Suy nghĩ và phiêu lưu, 1932)
  • Marlborough: His Life and Times (Marlborough: Cuộc đời và thời đại của ông, 1932 - 1938), tiểu sử 4 tập
  • Great Contemporaries (Những vĩ nhân đương thời, 1937), tập tiểu luận
  • Arms and the Covenant (Quân đội và giao ước, 1938), ghi chép
  • The Second World War (Hồi ức về Đệ nhị Thế chiến, 1948 - 1953), bộ hồi kí 6 tập
  • The Gathering Storm (Bão thu thập, 1948)
  • Their Finest Hour (Giờ tốt nhất của họ, 1949)
  • The Grand Alliance (Đại liên minh, 1950)
  • The Hinge of Fate (Bản lề số phận, 1951)
  • Closing the Ring (Đóng nhẫn, 1951)
  • Triumph and Tragedy (Chiến thắng và bi kịch, 1953)
  • Painting as a Pastime (Vẽ tranh là một trò tiêu khiển, 1948)
  • A History of the English-Speaking Peoples (Lịch sử của các dân tộc nói tiếng Anh, 1956 - 1958), bộ sử 4 tập
  • The Birth of Britain (Sự ra đời của nước Anh, 1956)
  • The New World (Thế giới mới, 1956)
  • The Age of Revolution (Thời đại cách mạng, 1957)
  • The Great Democracies (Các nền dân chủ lớn, 1958)
  • Hư cấu:
  • Savrola (1900), tiểu thuyết
  • The Dream (Giấc mơ, 1947), truyện ngắn
  • Phát biểu, diễn văn:
  • Mr Broderick's Army (Quân đội của ông Broderick, 1903)
  • For Free Trade (Về thương mại tự do, 1906)
  • Liberalism and the Social Problem (Chủ nghĩa tự do và vấn đề xã hội, 1909)
  • The People's Rights (Nhân quyền, 1910)
  • Parliamentary Government and the Economic Problem (Chính phủ nghị viện và vấn đề kinh tế, 1930)
  • India: Speeches and an Introduction (Ấn Độ: Phát biểu và giới thiệu, 1931)
  • Step by Step: 1936–1939 (Từng bước: 1936-1939, 1939)
  • Addresses Delivered (Đại chỉ giao, 1940)
  • Into Battle (Vào trận chiến, 1941), hay còn gọi là Máu, mồ hôi và nước mắt
  • Broadcast Addresses (Địa chỉ phát sóng, 1941)
  • The Unrelenting Struggle (Cuộc tranh đấu không ngừng nghỉ, 1942)
  • The End of the Beginning (kết thúc của sự bẳt đầu, 1943)
  • Winston Churchill, Prime Minister (Winston Churchil - Thủ tướng, 1943)
  • Onwards to Victory (Tiến tới chiến thắng, 1944)
  • The Dawn of Liberation (Bình minh giải phóng, 1945)
  • Victory (Chiến thắng, 1946)
  • Secret Sessions Speeches (Phiên phát biểu bí mật, 1946)
  • War Speeches (Bài phát biểu chiến tranh, 1946)
  • World Spotlight Turns on Westminster (Tiêu điểm thế giới trên Westminster, 1946)
  • The Sinews of Peace (1948)
  • Europe Unite: Speeches 1947 and 1948 (1950)
  • In the Balance: Speeches 1949 and 1950 (1951)
  • The War Speeches (1952)
  • Stemming the Tide: Speeches 1951 and 1952 (1953)
  • The Wisdom of Sir Winston Churchill (1956)
  • The Unwritten Alliance: Speeches 1953 and 1959 (1961)
  • Winston S. Churchill: His Complete Speeches (Tuyển tập phát biểu của Winston S. Churchill, 1974)
0972 873 962